• logo
    • HIỆP HỘI INTERNET VIỆT NAM

    Báo Cáo Hoạt Động Năm

    Báo Cáo Hoạt Động Năm 2017
    Thứ sáu, 15:40 Ngày 29/12/2017

    BÁO CÁO

    HOẠT ĐỘNG NĂM 2017 CỦA HIỆP HỘI INTERNET VIỆT NAM

     

    1. Hội Viên:

    01/01/2017: Hiệp hội có 107 hội viên, trong đó có có 100 tổ chức doanh nghiệp

    2. Các hoạt động nổi bật của Hiệp hội

    VIA đẩy mạnh các hoạt động thể hiện rõ vai trò của Hiệp hội trong việc kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy hợp tác, ứng dụng phát triển Internet tại Việt Nam, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên trong hoạt động nghề nghiệp, huấn luyện đào tạo, xúc tiến thương mại, liên kết cung cấp dịch vụ sản phẩm Internet và nội dung thông tin số.  Song song với đó, VIA xây dựng hoàn thiện bộ tài liệu giới thiệu hội viên mới để phục vụ phát triển hội viên. Số lượng Hội viên đã tăng dần theo các thời kỳ. Năm 2017 Hiệp hội có 130 hội viên, trong đó có có 120 tổ chức doanh nghiệp.

    Trong năm, VIA đã cải tiến các hoạt động, trong đó nổi bật là các hoạt động sau (chi tiết đi kèm Phụ lục):

    • Sinh hoạt hội viên: đã có chủ đề rõ ràng hơn và thu hút sự quan tâm của không chỉ các đơn vị hội viên, mà cả các tổ chức, doanh nghiệp trong ngành ICT Việt Nam, gồm cả các doanh nghiệp khởi nghiệp.

    • Chủ động tham gia và tổ chức và đồng tổ chức các sự kiện có tính chất quốc tế và xúc tiến thương mại: ICT Hàn Quốc – Việt Nam, FTTH Council, Capacity Asia, ICT Comm 2016, 4G Summit, v.v.

    Các hoạt động góp ý và phản biện chính sách cũng được VIA thực hiện một cách bài bản và quy tụ được nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp.

    VIA cũng tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, như phối hợp thúc đẩy các hoạt động phổ biến IPv6, hình thành các nhóm chuyên gia theo mô hình NOG quốc tế, chuẩn bị tổ chức sự kiện thường niên lớn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về công nghệ-kỹ thuật internet (APRICOT2017).

     

    CÁC SỰ KIỆN NỘI BẬT CỦA VIA NĂM 2017

     

    1. Gặp gỡ ICT Xuân Bính Thân 2017

    Tối 25/2/2017, tại Hà Nội, đã diễn ra sự kiện Gặp gỡ ICT Xuân Bính Thân 2016 với chủ đề “Khởi nguồn giai đoạn phát triển mới 2016 – 2020; Ông Lê Mạnh Hà - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia về ứng dụng; Ông Nguyễn Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ TT&TT; Ông Lê Doãn Hợp - nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, Chủ tịch Hội Truyền thông số Việt Nam; Ông Trần Đức Lai - nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT; Ông Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông… cùng thành viên của 14 hội, hiệp hội, câu lạc bộ về CNTT-TT đã tham dự.

    1.  

    2. Ngày 27/2 đến ngày 2/3/2017:  Diễn đàn Apricot 2017

    Hội thảo Công nghệ Internet khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Regional Internet Conference on Operational Technologies) gọi tắt là APRICOT (http://apricot.net), là diễn đàn thường niên hàng đầu khu vực, nơi các doanh nghiệp, tổ chức, chuyên gia, kỹ sư và những người quan tâm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Internet từ hơn 50 quốc gia có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ từ các chuyên gia, đồng nghiệp, với mục tiêu phát triển và vận hành hạ tầng Internet, củng cố an toàn an ninh mạng trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong khuôn khổ APRICOT còn diễn ra các phiên họp thường kỳ của Trung tâm Thông tin mạng Châu Á - Thái Bình Dương (APNIC), Tổ chức quản lý Tên miền cấp cao mã quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APTLD), Diễn đàn các nhà khai thác Trạm trung chuyển Internet Châu Á – Thái Bình Dương (APIX).

    Sau 21 năm kể từ lần tổ chức đầu tiên năm 1996, APRICOT 2017 sẽ được tổ chức tại Việt Nam bởi Hiệp hội Internet Châu Á – Thái Bình Dương (APIA) và APNIC, dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông và phối hợp với đơn vị chủ nhà là Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) . Các hoạt động của APRICOT 2017

    Diễn đàn Công nghệ và Ứng dụng Internet khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia Pacific Rim Conference on Operational Technologies - APRICOT) 2017 đã chính thức khai mạc tại TP.HCM, với sự tham dự của hơn 700 đại biểu đến từ 60 quốc gia trên thế giới, trong đó có khoảng 150 đại biểu từ cộng đồng Internet Việt Nam.

     

    3. Ngày 7-9 tháng 6: Triển lãm quốc tế ICT Comm Vietnam 2017

    Hiệp hội Internet Việt Nam nhận được sử ủng hộ và bảo trợ của Bộ Thông công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Nhằm thúc đẩy sự hợp tác phát triển của lĩnh vực phát thanh truyền hình, truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp và tổ chức Triển lãm Công nghệ Thông tin ICT COMM VIETNAM 2017 từ ngày 7-9/6/2017 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

    Triển lãm ICT COMM VIETNAM 2017 đã thu hút hơn 450 gian hàng của gần 300 đơn vị Việt Nam và Quốc tế, với đa dạng các sản phẩm được giới thiệu, quảng bá như công nghệ phát sóng, vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số, HD, phát thanh, giải pháp phần mềm, tương tác truyền thong đa phương tiện, cáp quang, công nghệ giải mã, công nghệ 4G-LTE internet tốc độ cao, big data, các giải pháp hỗ trợ tổ chức kinh tế và chính phủ điện tử, phần mềm, phần cứng, bảo mật, …, cùng với các hoạt động hội thảo với nội dung hữu ích.

    Tại sự kiện này, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần VNG tổ chức hội thảo chuyên đề: “ICT với pháp lý & Marketing trực tuyến” nhằm giới thiệu những công nghệ mới nhất cho marketing trực tuyến, cách kinh doanh trực tuyến hiệu quả, pháp lý trong lĩnh vực thương mại điện tử và cập nhật hình thức thanh toán bằng QR code – một trong những cách thanh toán phi tiền mặt tiện lợi nhất hiện nay.

    Theo Nielsen, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về lượng người yêu thích sản phẩm công nghệ. Kết quả khảo sát trong năm 2016 cho biết 90% người dân thành thị sử dụng smartphone và truy cập Internet 24,7 giờ trung bình mỗi tuần, con số này chỉ thấp hơn Singapore. Theo kế hoạch phát triển TMĐT trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ sẽ đạt khoảng 20%/năm và sẽ đạt khoảng 10 tỉ USD vào năm 2020. Tuy vậy, trên thực tế, TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ sẽ phát triển nhanh hơn và được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25% trong năm 2017.

     

    4. 16/6/2017: Sinh hoạt  hội viên với Chủ đề “CMC & The Digital Transformation”, tại CMC

    Với sự tham gia của ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC, các hội viên đã cùng trao đổi về những vấn đề nóng hổi của sự phát triển ICT, bên cạnh những chia sẻ về việc Tập đoàn CMC cùng các công ty thành viên đang và dự định làm theo hướng "Digital Transformation" Ngày 22/02/2017 Safer Internet Day.

    (SID) là một hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về sử dụng an toàn Internet. Sự kiện hàng năm với tên gọi Ngày Internet An Toàn được khởi động tại châu Âu vào năm 2004, và tới năm 2016, đã có 120 nước đã tham gia hưởng ứng sự kiện này. Vào năm 2015, SID đã được bắt đầu thảo luận tại Việt Nam để tăng cường nhận thức về an toàn và cư xử đúng mực trên internet.

    Trong thời gian tới, Hiệp Hội Internet Việt Nam (VIA) sẽ phối hợp cùng Trung tâm Công nghệ thông tin – Truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT), Qũy SecDev (the SecDev Foundation- Canada) tổ chức chuỗi sự kiện liên quan đến Safer Internet Day tại Hà Nội, trong đó có 01 hội thảo bàn tròn về chính sách liên quan tới an toàn sử dụng Internet, dự kiến sẽ được tổ chức vào tuần thứ ba của tháng 02/2017 với sự tham gia của một vài diễn giả là chuyên gia quốc tế. Mục tiêu của hội thảo nhằm trao đổi các vấn đề, các chính sách và thực hành liên quan tới an toàn sử dụng Internet tại Việt nam từ đó xây dựng chương trình nâng cao nhận thức của cộng đồng về an toàn sử dụng Internet. Hội thảo dự kiến là cơ hội để kết nối các nhà xây dựng và nghiên cứu chính sách, các chuyên gia giáo dục, đại diện các bậc phụ huynh, học sinh và sinh viên về chủ đề nói trên.

    Hiệp hội Internet Việt Nam nhận được sự hỗ trợ, phối hợp, đồng tổ chức của Bộ Thông tin & Truyền thông trong việc chuẩn bị nội dung và cách thức tổ chức, tuyên truyền, quảng bá cho sự thành công của Hội thảo này. Chi phí cho việc tổ chức Hội thảo sẽ do Trung tâm Công nghệ thông tin – truyền thông Vietnet (Vietnet-ICT) và Hiệp hội Internet chịu trách nhiệm.

     

    5. Cloud 8

    Sáng ngày 26/5/2017, Hội Tin học TP.HCM (HCA) cùng Công ty VinaCIS và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp tổ chức Ngày hội công nghệ điện toán đám mây Cloud8 lần 7 với chủ đề Siêu năng lực tính toán trong công nghiệp 4.0.

    Ngày hội công nghệ điện toán đám mây - Cloud8 lần 7 được xem là nơi đáp ứng nhu cầu kết nối khối doanh nghiệp cung cấp hạ tầng cloud và khối các doanh nghiệp phát triển ứng dụng phần mềm, thương mại điện tử, ứng dụng trên di động, qua đó “khai thông” thắt nút cổ chai giữa công nghệ mới và ứng dụng thực tiễn trong công nghiệp 4.0.

    Ngày hội còn là dịp trình diễn năng lực của các nhà cung cấp, tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp; đồng thời mang đến trải nghiệm ứng dụng điện toán đám mây trong thực tiễn cho người dùng.

    Trong khuôn khổ ngày hội Cloud8 cũng đã diễn ra phiên hội thảo chính với chủ đề Siêu năng lực tính toán trong công nghiệp 4.0.

    Tại đây các chuyên gia công nghệ đã cho thấy hệ sinh thái đám mây ngày nay rất đa dạng với các đơn vị làm phần cứng, phần mềm, trung tâm dữ liệu, hạ tầng lưu trữ, tính toán, truyền dẫn và bảo mật.

    Để tất cả ứng dụng, phần mềm có thể cùng nhau “lên mây” thì sự hình thành hệ sinh thái cộng hưởng giữa hạ tầng và giải pháp trở nên quan trọng hơn bao giờ. Qua đó các ứng dụng doanh nghiệp, người dùng dựa trên đám mây có thể hình thành, duy trì và phát triển.

    Phiên buổi chiều với chủ đề “Ngày hội startup” đã giới thiệu 5 nguồn lực hỗ trợ startup, gồm: Hạ tầng điện toán đám mây; Không gian làm việc; Vốn đầu tư; Truyền thông và Cộng đồng khởi nghiệp, Các vườn ươm hỗ trợ.

    Đồng thời, tại đây, đại diện Sở KHCN TP.HCM đã trao quyết định thành lập Ban điều hành (BĐH) hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM. BĐH gồm 21 thành viên là đại diện của các doanh nghiệp ICT, các đơn vị hỗ trợ khởi nghiệp, các vườn ươm tại TPHCM…

     

    6. Kinh doanh Online – Step By Step

    Workshop “Kinh doanh Online – Step By Step” do Hiệp hội Internet Việt Nam VIA phối hợp cùng Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức.

    Chương trình diễn ra vào 13h30 ngày 25/05/2017 tại Khách sạn Grand Hotel Saigon, 08 Đồng Khởi, Q1 do IM Group chịu trách nhiệm thực hiện.

    Thông tin được đăng tải tại: www.obss.vn

    Chương trình dự kiến thu hút hơn 300 chủ Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động tại TP.HCM và 8 diễn giả là những chuyên gia tên tuổi trong nhiều lĩnh vực liên quan đến Thương mại điện tử hiện tại các tập đoàn và doanh nghiệp hàng đầu: Nielsen Việt Nam, Lazada, Microsoft, IM Group, P.A Việt Nam, BigCat,...

    Nhằm mang đến cho cộng đồng Các doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs cái nhìn toàn cảnh về tình hình phát triển, xu hướng TMĐT Việt Nam trong năm 2017, giúp các doanh nghiệp nắm được từng bước xây dựng hệ thống Kinh doanh Online phù hợp với quy mô và định hướng của mình, chương trình sẽ tập trung.

     

    7. Ngày 7-9 tháng 6: Triển lãm quốc tế ICT Comm Vietnam 2017.

    Hiệp hội Internet Việt Nam nhận được sử ủng hộ và bảo trợ của Bộ Thông công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Nhằm thúc đẩy sự hợp tác phát triển của lĩnh vực phát thanh truyền hình, truyền thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp và tổ chức Triển lãm Công nghệ Thông tin ICT COMM VIETNAM 2017 từ ngày 7-9/6/2017 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài gòn - SECC, 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh.

    Triển lãm ICT COMM VIETNAM 2017 đã thu hút hơn 450 gian hàng của gần 300 đơn vị Việt Nam và Quốc tế, với đa dạng các sản phẩm được giới thiệu, quảng bá như công nghệ phát sóng, vệ tinh, truyền hình kỹ thuật số, HD, phát thanh, giải pháp phần mềm, tương tác truyền thong đa phương tiện, cáp quang, công nghệ giải mã, công nghệ 4G-LTE internet tốc độ cao, big data, các giải pháp hỗ trợ tổ chức kinh tế và chính phủ điện tử, phần mềm, phần cứng, bảo mật, …, cùng với các hoạt động hội thảo với nội dung hữu ích.

    Tại sự kiện này, Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) đã phối hợp cùng Công ty cổ phần VNG tổ chức hội thảo chuyên đề: “ICT với pháp lý & Marketing trực tuyến” nhằm giới thiệu những công nghệ mới nhất cho marketing trực tuyến, cách kinh doanh trực tuyến hiệu quả, pháp lý trong lĩnh vực thương mại điện tử và cập nhật hình thức thanh toán bằng QR code – một trong những cách thanh toán phi tiền mặt tiện lợi nhất hiện nay.

    Theo Nielsen, Việt Nam đang đứng đầu thế giới về lượng người yêu thích sản phẩm công nghệ. Kết quả khảo sát trong năm 2016 cho biết 90% người dân thành thị sử dụng smartphone và truy cập Internet 24,7 giờ trung bình mỗi tuần, con số này chỉ thấp hơn Singapore. Theo kế hoạch phát triển TMĐT trong giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ sẽ đạt khoảng 20%/năm và sẽ đạt khoảng 10 tỉ USD vào năm 2020. Tuy vậy, trên thực tế, TMĐT trong lĩnh vực bán lẻ sẽ phát triển nhanh hơn và được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25% trong năm 2017.

     

    8. Sinh hoạt  hội viên với Chủ đề “CMC & The Digital Transformation”, tại CMC ngày 16/6/2017.

    Với sự tham gia của ông Nguyễn Trung Chính - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC, các hội viên đã cùng trao đổi về những vấn đề nóng hổi của sự phát triển ICT, bên cạnh những chia sẻ về việc Tập đoàn CMC cùng các công ty thành viên đang và dự định làm theo hướng "Digital Transformation"

     

    9. Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017

    Ngày 27/7/2017, Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức dưới sự chủ trì của Bộ TT&TT. Một trong những điểm nhấn của Hội thảo Quốc tế Công nghệ 4G LTE 2017 là sẽ đưa vào thảo luận chủ đề về phát triển đa dạng hóa dịch vụ 4G LTE nhằm mang lại chất lượng, hiệu quả cho tổ chức và người tiêu dùng.

    Phát biểu tại sự kiện này, ông Phạm Hồng Hải, Thứ trưởng Bộ TT&TT cho biết, sự phát triển của 4G LTE sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên kết nối của thế giới, ngay từ năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm công nghệ này. Trên cơ sở đánh giá các nhu cầu về thị trường, công nghệ, thiết bị và các điều kiện liên quan, đến cuối năm 2016 Bộ đã cấp phép cho 4 nhà mạng triển khai 4G trên băng tần 1800 MHz.

    Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cho rằng, năm 2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G tại Việt Nam. Điều này là cơ sở để phát triển bùng nổ các loại hình dịch vụ trên mạng 4G.Với tốc độ kết nối dữ liệu tăng, các dịch vụ Internet truyền thống nhanh chóng dịch chuyển, đáp ứng nhu cầu người dùng mọi lúc, mọi nơi. Bên cạnh đó hàng loạt các dịch vụ, ứng dụng sẽ phát triển trên nền tảng IoT, thành phố thông minh… nên việc đa dạng hóa các dịch vụ trên nền tảng 4G LTE không chỉ đem lại doanh thu và lợi nhuận cho nhà mạng mà sẽ thúc đẩy phát triển hệ sinh thái trên đó.

    "Thông qua hội thảo này, Bộ TT&TT sẽ có đánh giá, nhận định nhằm đưa ra các chính sách triển khai công nghệ 4ZG LTE phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam, từ đó làm nền tảng thúc đẩy các ứng dụng phát triển, dịch vụ trên nền Internet một cách bền vững và dần tiến ra khu vực và thế giới", ông Phạm Hồng Hải nói..

    Tại Việt Nam, sau khi 3 nhà mạng lớn là VNPT, MobiFone và Viettel đã được Bộ TT&TT cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng và giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G thì cuộc đua 4G chính thức bùng nổ trong năm 2017, hứa hẹn một cuộc cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà mạng nhằm mang tới cho khách hàng những trải nghiệm 4G LTE với tốc độ cao và chất lượng nhất.

    Sau khi khởi động, VNPT đã lắp đặt trạm 4G tại nhiều địa phương để chuẩn bị cho việc phổ biến mạng này trên toàn quốc trong năm 2017. Trong năm nay, VNPT sẽ đưa khoảng 15.000 trạm thu phát sóng 4G chính thức đi vào hoạt động, phủ sóng tất cả các khu vực trọng điểm tại 63 tỉnh thành trên cả nước. Còn Viettel đã khai trương dịch vụ 4G LTE trên toàn quốc sử dụng công nghệ sử dụng công nghệ 4T4R trong tháng 4 vừa qua, đồng thời triển khai 36.000 trạm thu phát sóng, phủ sóng 95% dân số. Riêng nhà mạng MobiFone đã xây dựng được 4.500 trạm phát sóng 4G LTE và dự kiến con số này là 30.000 trạm phát sóng 4G giai đoạn 2017 - 2018.

    Theo đánh giá của các chuyên gia, sự triển khai mạnh mẽ mạng 4G LTE sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng 4G nhằm thoả mãn kỳ vọng và nâng cao trải nghiệm khách hàng trong quá trình sử dụng như: các dịch vụ nội dung số, các dịch vụ IoT, dịch vụ truyền hình, nghe nhìn trực tuyến, giao dịch điện tử, thương mại điện tử, mạng xã hội, các ứng dụng phát triển thành phố thông minh,… Tuy nhiên, để thực hiện các quy định quản lý của Bộ TT&TT về các dịch vụ giá trị gia tăng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng trong thời gian qua, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng; đồng thời đổi mới phương thức kinh doanh dịch vụ viễn thông.

     

    10. Diễn đàn An toàn thông tin - Security Bootcamp 2017

    Ngày 9/9/2017, Diễn đàn An toàn thông tin - Security Bootcamp 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp cùng Sở TT&TT Khánh Hòa tổ chức, đã chính thức khai mạc tại TP.Nha Trang.

    Chương trình thu hút khoảng 300 đại biểu tham dự, với gần 20 diễn giả đến từ các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp an toàn thông tin, các đơn vị chuyên trách CNTT của các ngân hàng, cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp như Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT, Trung tâm giải pháp bảo mật Viettel, Công ty CyRadar, Công ty Công nghệ Bảo Tín, Công ty CP An ninh mạng Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển quốc gia về công nghệ mở, Công ty P.A Việt Nam…

    Security Bootcamp là sự kiện phi lợi nhuận về an toàn thông tin được tổ chức lần đầu tiên năm 2012, với mục đích tạo ra một diễn đàn chất lượng về kỹ thuật giúp các chuyên gia kết nối, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực an toàn thông tin (Trong ảnh: Diễn đàn Security Bootcamp 2017).

    Với chủ đề “Save Yourself First”, trong hai ngày diễn ra Security Bootcamp 2017, từ ngày 9 – 10/9, các nhà quản lý, chuyên gia an toàn thông tin, chuyên gia CNTT và cácquản trị mạng tập trung thảo luận nhiều vấn đề “nóng” của ngành CNTT như: phát hiện thiết bị trong mạng nội bộ nhiễm mã độc qua hệ thống Maltrai; hiểm họa an toàn từ các Modem Internet của ISP tại Việt Nam; vấn đề con người và cách thức tiếp cận mới trong lĩnh vực an toàn thông tin; ứng dụng AI trong lĩnh vực Cyber Security; làm sao để xây dựng God’s eyes (Security Intelligent); mất an toàn an ninh mạng và một vài gợi ý; bảo mật tên miền thương hiệu online, bảo mật dữ liệu thời kỳ 3.0; một số phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu bảo mật mạng vô tuyến…

     

    11. Chương trình hợp tác công nghệ thông tin (ICT) 2017 của Việt Nam - Hàn Quốc

    12/9, trong khuôn khổ chương trình hợp tác công nghệ thông tin (ICT) 2017 của Việt Nam - Hàn Quốc đã diễn ra cuộc gặp mặt giao thương giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam.

    Chương trình Hợp tác Công nghệ thông tin 2017 của Việt Nam và Hàn Quốc do và Bộ Thông tin & Truyền thông Việt Nam và Bộ Khoa học & Công nghệ Hàn Quốc chủ trì. Cục Xúc tiến công nghiệp công nghệ thông tin (NIPA), Hiệp hội Xúc tiến công nghệ thông tin – truyền thông Hàn Quốc (KAIT) và Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp đồng tổ chức.

    Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp ICT (Telco, SI, Service providers) của hai nước, chia sẻ những ý tưởng, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh, cơ hội phát triển; giới thiệu sản phẩm, ký kết biên bản ghi nhớ (MoU).

    Bên cạnh đó, ngày 11 và 13/9, các đại biểu đi thăm một số doanh nghiệp ICT Việt Nam tiêu biểu như FPT, VNPT… để tìm hiểu rõ hơn về các hoạt động thực tế, quy mô của những doanh nghiệp.

     

    12. Hội nghị Xúc tiến đầu tư thông tin và truyền thông Việt Nam (Vietnam ICT Investment Forum – VIF)

    Hội nghị do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì cùng sự phối hợp tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các hiệp hội gồm Hội Tin học Việt Nam, Hiệp hội Internet Việt Nam và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam với mục tiêu nhằm tham vấn chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thúc đẩy phát triển bền vững trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế số; thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kết nối các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT, đặc biệt là thương mại điện tử, smart city, IoT và các doanh nghiệp start-ups.

    Hội nghị, với 3 hoạt động chính gồm Diễn đàn, Triển lãm ICT và Kết nối (Business Networking), dự kiến có sự tham dự của hơn 500 đại biểu quốc tế và đại diện lãnh đạo các Bộ, ban, ngành và các hiệp hội, doanh nghiệp CNTT-TT Việt Nam. Đặc biệt sẽ có các đoàn doanh nghiệp nước ngoài đến từ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và một số nước Châu Âu, đây là các quốc gia đang có đầu tư lớn và coi Việt Nam là điểm đến trong đầu tư về ICT.

    Trong khuôn khổ Hội nghị, Diễn đàn có sự tham gia của các diễn giả và các chuyên gia nổi tiếng có nhiều kinh nghiệm trong hoạch định, tư vấn chính sách đầu tư về ICT nói chung và kinh tế số nói riêng đến từ cơ quan quản lý nhà nước, Ngân hàng thế giới World Bank, Quỹ đầu tư VinaCapital, Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản (JBA), cơ quan thương mại Hoa Kỳ, các tập đoàn đa quốc gia, tổ chức tư vấn quốc tế như Google, Nielsen, AlphaBeta, các doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực hạ tầng số như VNPT, Mobifone và các doanh nghiệp đang rất thành công về thương mại điện tử, logistics và mô hình kinh tế chia sẻ, start-ups gồm VTC, VNPOST, Mắt Bão, DKT, Shopee, Gotadi.

     

    13. Hội nghị chuyên đề Internet châu Á

    Đây là chủ đề của hội nghị chuyên đề Internet châu Á, diễn ra vào ngày 24/10/2017 tại Hà Nội. Sự kiện do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp với Tổ chức Internet toàn cầu (Internet Society-ISOC ) và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) tổ chức.

    Phát biểu tại hội nghị, ông Vũ Thế Bình, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, hội nghị chuyên đề Internet châu Á với chủ đề “Nguy cơ an toàn bảo mật trên không gian mạng tại Việt Nam và các giải pháp” nằm trong chuỗi các hội nghị do ISOC tổ chức tại khu vực châu Á với trọng tâm là xây dựng lòng tin của người dùng Internet.Hội nghị cũng được tổ chức vào dịp Việt Nam chuẩn bị kỷ niệm 20 năm hòa mạng Internet toàn cầu và 20 năm thành lập tổ chức ISOC.

    Chia sẻ tại hội nghị, ông Naveed Ul Haq, đại diện tổ chức Internet toàn cầu nhận định, ngày nay không chỉ các nước phát triển phải đối mặt với các mối đe dọa an toàn thông tin, mà cả các nước đang phát triển cũng phải đối mặt với nguy cơ này.

    Internet là nền tảng mở, chia sẻ, sáng tạo và là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, phục vụ cho các công việc như nộp thuế, giao dịch ngân hàng, đặt phòng khách sạn… Tại Việt Nam, Internet đã trở thành công nghệ hữu dụng trong cuộc sống của mọi người.

    Đại diện ISOC cho rằng, hiện nay có rất nhiều rủi ro tiềm tàng mới phát triển, tấn công các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin trong một quốc gia. Ví dụ điển hình là mã độc tống tiền Wanna Cry đã xuất hiện vào đầu năm 2017, thâm nhập vào hệ thống bệnh viện ở Anh….

    Việc tổ chức một hội nghị quốc tế chuyên đề về Internet mang đến nhiều cơ hội để các chuyên gia chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài phiên thảo luận tập trung, có 3 tham luận chính được các diễn giả trình bày trong khuôn khổ Hội nghị, bao gồm: Các nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam và tác động của Luật An toàn thông tin mạng; Nguy cơ an toàn bảo mật đối với khách hàng, ngân hàng, giải pháp giảm thiểu; DNS Management and Security - Quản trị hệ thống tên miền và bảo mật; Các giải pháp an toàn bảo mật chủ động ứng dụng công nghệ mới.
     

    14. Internet Day 2017 và Lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam

    Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhận định, sau 20 năm hòa mạng toàn cầu, Internet Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng.

    Sáng ngày 22/11, sự kiện Internet Day 2017 và Lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam do Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức đã chính thức diễn ra tại Hà Nội. Tham dự sự kiện có Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn, các đồng chí nguyên là Lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Bộ TT&TT các thời kỳ, đại diện các doanh nghiệp viễn thông và CNTT Việt Nam.

    Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhận định, 20 năm trước, ngày 19/11/1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành TT&TT Việt Nam, đây là ngày đã diễn ra Lễ ấn nút mở cửa Internet, đưa Việt Nam chính thức kết nối với Internet - xa lộ thông tin, kho kiến thức khổng lồ của nhân loại.

    Trong 20 năm phát triển vượt bậc của Internet, hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới đã cùng nhau xây dựng để biến Internet trở thành một nền tảng gắn kết mọi người ở khắp các quốc gia, để cùng nhau chia sẻ thông tin, kiến thức trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

    Để có được sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam như hiện nay, cần ghi nhận sự phát triển vượt bậc của hạ tầng viễn thông, CNTT tại Việt Nam. Từ con số 0 của những năm đầu thập niên 90, Việt Nam đã trở thành một trong những nước triển khai mạng 2G từ rất sớm và tiếp tục phát triển lên 3G và 4G với hạ tầng viễn thông, internet hiện đại phủ rộng trên khắp lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, miền núi, hải đảo.

    Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới, nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng Internet cao nhất tại châu Á.

    So sánh với hơn 31 triệu người dùng vào năm 2012; 17 triệu của 10 năm trước hay 205 nghìn người trong thời đầu của Internet quay số qua mạng điện thoại công cộng, có thể nói, Internet Việt Nam đã có những bước tiến thật sự ấn tượng.

    Nhiều sản phẩm ứng dụng trên Internet do doanh nghiệp, cá nhân trong nước phát triển đã tạo được tiếng vang ở tầm quốc tế như trò chơi Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông, hay ứng dụng học trực tuyến Monkey Junior - Giải nhất Cuộc thi Sáng kiến Toàn cầu 2016. Tốc độ tăng trưởng các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nội dung và dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet đang phát triển rất mạnh mẽ, nhiều công nghệ còn rất mới trên thế giới như thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo, mã QR… cũng đã được các doanh nghiệp trong nước phát triển thành sản phẩm hoàn thiện, có khả năng thương mại hóa cao.

    Đối với các cơ quan nhà nước, thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hàng trăm dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai ở mức độ 3, mức độ 4, mang lại sự tiện ích và hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp. Nhiều Bộ, ngành, địa phương còn mở các tài khoản chính thức trên mạng xã hội để có thể tương tác với người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả, nhận được sự hưởng ứng rộng rãi từ người sử dụng.

    Đó là những nền móng cho các ứng dụng Internet ở cấp độ cao hơn, phức tạp và quy mô lớn hơn như Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, giao thông thông minh, y tế và giáo dục thông minh.

    Bộ trưởng nhận định, thế giới hiện nay đã bước đến giai đoạn mà không một lĩnh vực, một ngành nghề nào có thể tách rời khỏi CNTT và Internet. Khi Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên của nền kinh tế số, ngưỡng cửa của cuộc cách mạng 4.0 thì tất cả các ngành nghề, lĩnh vực đều phải tiến tới kết nối số, tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi không ngừng theo sự phát triển của công nghệ, nếu không muốn bị tụt lại phía sau.

    Để có thể làm được điều này, Việt Nam cần tập trung đẩy mạnh phát triển hạ tầng CNTT, viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng giá trị gia tăng trong nước một cách bền vững, thậm chí là đủ lớn mạnh để tiếp tục tiến bước ra thế giới. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải triển khai sớm nhiều quyết sách và giải pháp để hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tự tin bước vào cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0.

    Bộ trưởng tin tưởng, với nền tảng hạ tầng viễn thông, CNTT và nguồn nhân lực dồi dào trong lĩnh vực TT&TT như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng được những kỳ vọng này.

    Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực CNTT, Internet, Bộ TT&TT khẳng định sẽ luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp viễn thông - Internet, nội dung số và ứng dụng trên Internet của Việt Nam, với mục tiêu cao nhất là hướng tới một thị trường Internet, nội dung số bình đẳng và bền vững, để trong những năm tới đây, chúng ta có thể tự hào ghi nhận nhiều hơn nữa các doanh nghiệp của Việt Nam tiến ra nước ngoài thành công, ghi sâu dấu ấn của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới, Bộ trưởng nhấn mạnh.

    Cũng tại sự kiện, Hiệp hội Internet Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm “Internet – nền tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” với sự tham gia của đại diện cơ quan quản lý nhà nước, giới chuyên gia và các doanh nghiệp tiêu biểu của ngành như Viettel, VNG, VNPT, VCCorp, FPT,...

    Tại sự kiện, Hiệp hội Internet Việt Nam đã công bố kết quả bình chọn 10 cá nhân và 10 doanh nghiệp ứng dụng và nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong một thập kỷ (2007 - 2017) do Hiệp hội Internet Việt Nam và ICTnews phối hợp tổ chức bình chọn. 10 cá nhân (xếp theo thứ tự abc) đó là: 1-Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT; 2-Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng Quản trị CMC; 3-Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Viettel; 4-Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT; 5-Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam; 6-Ông Lê Hồng Minh, Chủ tịch VNG; 7-Ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Bkav; 8-Ông Lê Nam Thắng, Nguyên Thứ trưởng Bộ TT&TT; 9-Ông Thang Đức Thắng, Tổng biên tập VnExpres; 10-Ông Mai Liêm Trực, Nguyên Thứ trưởng Bộ BCVT.

    Cuộc thi “Chatbot 2017” được phát động vào cuối buổi lễ nhằm tạo ra sân chơi cho cộng đồng các startup, các lập trình viên trẻ và nhiệt huyết tranh tài.

    Trong phiên họp buổi chiều của Hội thảo Internet Day 2017 sẽ diễn ra 2 chuyên đề với chủ đề: “Tài nguyên số - cơ hội và thách thức” và “Kinh tế số ở Việt Nam - có gì cho doanh nghiệp Việt?”.

    kết nối facebook

    • Corning Việt Nam
    • FPT Smart Cloud
    • VTI Cloud
    • CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAM BLOCKCHAIN
    • VIETTEL NETWORKS
    • GOLDEN OWL - ĐƯA LẬP TRÌNH VIỆT NAM VƯƠN RA BIỂN LỚN
    • IPTP NETWORKS - ĐỘ TRỄ TỐI ƯU - ĐỘ PHỦ TOÀN CẦU
    • Meey Land
    • Grab
    • Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Movan
    • VIETNET-ITC
    • HTC-ITC Telecom
    • Viettel Telecom
    • Ladipage
    • Công Ty Huawei
    • Starword
    • Z.com_GMO-Z.com
    • FDS
    • GNC Telecom
    • SSN
    • ICS
    • ACCESSTRADE Vietnam
    • DCV
    • ANTIT
    • VinaLink
    • META
    • HYPERLOGY
    • GAPIT
    • INet
    • NCT
    • UAP
    • VTV Digital
    • PTF
    • VC
    • M-Mobile
    • Mediaone
    • Viet
    • HopPhat
    • Hanel
    • Epay
    • Life NET
    • GDS
    • DLC
    • DKT
    • Cowell
    • Microad
    • Novaon
    • VNPT Technology
    • SPT
    • Văn phòng đại diện Qualcomm International tại TP. Hồ Chí Minh
    • Công ty CP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn SaigonTel
    • Sao Bắc Đẩu Telecom
    • Mobifone Global
    • Viettel IDC
    • Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu
    • VMG
    • Tinh Vân
    • NetNam
    • SCTV
    • PA VIETNAM
    • VCCORP
    • 1C Việt Nam
    • FPT Telecom
    • Vietnam Post
    • VNG
    • CMC
    • VTC
    • Mobiphone
    • Viettel
    • VNPT
    TOP