• logo
    • HIỆP HỘI INTERNET VIỆT NAM

    Tin Trong Ngành

    DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CNTT, ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030, HƯỚNG TỚI CUỘC CMCN LẦN THỨ TƯ
    Thứ tư, 14:45 Ngày 27/05/2020

    LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT "DỰ THẢO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CNTT, ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030, HƯỚNG TỚI CUỘC CMCN LẦN THỨ TƯ"

    Link gửi góp ý: https://mic.gov.vn/Pages/DuThaoVanBan/XemYKienDongGop.aspx?iDDTVB_DuThaoVanBan=1986&replyUrl=/pages/duthaovanban/danhsachduthaovanban.aspx

    Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.

    Theo bản dự thảo 4.0 được ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT, Bộ TT&TT giới thiệu tại hội thảo, Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2023, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 được xây dựng trên quan điểm coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm thực hiện thành công các Nghị quyết của Bộ Chính trị trong việc phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông Việt Nam. Trong đó, xác định phát triển công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông là con đường chủ đạo, làm động lực cho tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý xã hội theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên so với khu vực và thế giới.

     

    Chương trình cũng tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá nhằm tạo thị trường; nuôi dưỡng hệ sinh thái thuận lợi; thúc đẩy ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, làm chủ công nghệ số của doanh nghiệp và con người Việt Nam nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng, sức cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

     

    Dự thảo Chương trình còn nhấn mạnh rõ quan điểm, Chương trình này là cấu phần quan trọng của nền kinh tế số Việt Nam; lấy doanh nghiệp là hạt nhân, lấy thị trường chuyển đối số trong nước làm bàn đạp vươn ra khu vực và thế giới, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thu hút mọi nguồn lực trong nước và quốc tế cho phát triển những sản phẩm, dịch vụ công nghệ số tiên tiến hàng đầu trên thế giới.

     

    Trên quan điểm đó, cơ quan xây dựng dự thảo Chương trình đã đề xuất hàng loạt mục tiêu cụ thể cần đạt được giai đoạn đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2025 như: tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông hàng năm bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP cả nước; có 50.000 doanh nghiệp CNTT, điện tử viễn thông, trong đó có 10 doanh nghiệp lớn có năng lực cạnh tranh quốc tế với quy mô trên 1 tỷ USD; có 10 địa phương đạt doanh thu công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông trên 1 tỷ USD; doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT trong nước làm chủ công nghệ, cung cấp được 90% các loại sản phẩm, giải pháp phần mềm, dịch vụ CNTT phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh...

    Để đạt được các mục tiêu đề ra, dự thảo Chương trình cũng đề xuất các nhóm nhiệm vụ, giải pháp về: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản phẩm; Phát triển doanh nghiệp; Thông tin, truyền thông; Nâng cao chất lượng nhân lực và Phát triển thị trường.

    Dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0 hiện đang được Bộ TT&TT đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ để lấy ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thời hạn góp ý sẽ kéo dài đến ngày 6/6/2020.

    Tại Chỉ thị 01 ngày 1/1/2020 về định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, một trong những nhiệm vụ trọng tâm Bộ TT&TT giao Vụ CNTT chủ trì là hoàn thiện dự thảo Chương trình phát triển công nghiệp CNTT, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, chủ động tham gia cuộc CMCN 4.0. Theo kế hoạch, dự thảo Quyết định phê duyệt Chương trình này sẽ được Bộ TT&TT sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2020.

    Link gửi góp ý: https://mic.gov.vn/Pages/DuThaoVanBan/XemYKienDongGop.aspx?iDDTVB_DuThaoVanBan=1986&replyUrl=/pages/duthaovanban/danhsachduthaovanban.aspx

    kết nối facebook

    • Corning Việt Nam
    • FPT Smart Cloud
    • VTI Cloud
    • CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAM BLOCKCHAIN
    • VIETTEL NETWORKS
    • GOLDEN OWL - ĐƯA LẬP TRÌNH VIỆT NAM VƯƠN RA BIỂN LỚN
    • IPTP NETWORKS - ĐỘ TRỄ TỐI ƯU - ĐỘ PHỦ TOÀN CẦU
    • Meey Land
    • Grab
    • Công ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Movan
    • VIETNET-ITC
    • HTC-ITC Telecom
    • Viettel Telecom
    • Ladipage
    • Công Ty Huawei
    • Starword
    • Z.com_GMO-Z.com
    • FDS
    • GNC Telecom
    • SSN
    • ICS
    • ACCESSTRADE Vietnam
    • DCV
    • ANTIT
    • VinaLink
    • META
    • HYPERLOGY
    • GAPIT
    • INet
    • NCT
    • UAP
    • VTV Digital
    • PTF
    • VC
    • M-Mobile
    • Mediaone
    • Viet
    • HopPhat
    • Hanel
    • Epay
    • Life NET
    • GDS
    • DLC
    • DKT
    • Cowell
    • Microad
    • Novaon
    • VNPT Technology
    • SPT
    • Văn phòng đại diện Qualcomm International tại TP. Hồ Chí Minh
    • Công ty CP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn SaigonTel
    • Sao Bắc Đẩu Telecom
    • Mobifone Global
    • Viettel IDC
    • Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu
    • VMG
    • Tinh Vân
    • NetNam
    • SCTV
    • PA VIETNAM
    • VCCORP
    • 1C Việt Nam
    • FPT Telecom
    • Vietnam Post
    • VNG
    • CMC
    • VTC
    • Mobiphone
    • Viettel
    • VNPT
    TOP